Messenger
Monthly Archives

Tháng Ba 2021

Du học, Thụy Điển, Tin tức

Cập nhật mới về việc gia hạn Giấy phép cư trú cho kỳ học mùa thu 2021 tại Thụy Điển

Trên cơ sở xem xét ảnh hưởng không mong muốn của đại dịch Covid-19 đối với kết quả học tập của sinh viên, Cơ quan Di trú Thụy Điển (Migrationsverket) hiểu rằng không phải tất cả sinh viên đều có thể hoàn thành việc học theo kế hoạch dự kiến. Đây cũng chính là ảnh hưởng tích cực của bản án Tòa Án Di trú Malmö về việc bác bỏ quyết định của Migrationsverket về việc trục xuất một sinh viên cao học cách đây ít tuần (xem thêm về bài viết này của chúng tôi tại đây).

Chính vì vậy, hôm nay Migrationsverket đã làm rõ những điều kiện để một sinh viên quốc tế ngoài EU được phép gia hạn Giấy phép cư trú của mình nhằm tiếp tục học chương trình giáo dục đại học mùa thu năm 2021. Cụ thể như sau:

Để có thể được gia hạn giấy phép, bạn phải:

  • Nộp đơn gia hạn không sớm hơn 06 tháng trước khi giấy phép hiện tại của bạn hết hạn.
  • Có hộ chiếu hợp lệ (còn hạn sử dụng trong suốt thời gian xin cư trú)
  • Được nhận vào chương trình giáo dục đại học toàn thời gian, đòi hỏi sự hiện diện của bạn ở Thụy Điển.
  • Đã đạt được tiến bộ trong học tập mức độ có thể chấp nhận được. Điều này có nghĩa là bạn cần phải chứng minh rằng bạn đã thực hiện các tín chỉ cần thiết trong suốt thời gian được cấp cư trú lần trước đây. Đối với các nghiên cứu tại một trường đại học, bạn phải học 15 tín chỉ trong năm học đầu tiên; 22,5 tín chỉ trong năm thứ hai và 30 tín chỉ trong năm thứ ba và các năm tiếp theo.
  • Có khả năng tài chính trang trải cho bản thân trong thời gian cư trú mà bạn xin gia hạn.
  • Có, hoặc đã đăng ký, một chính sách bảo hiểm y tế toàn diện.

Lưu ý, nếu vì đại dịch đã ảnh hưởng đến việc học tập mà bạn không thể có khả năng đạt được tiến bộ có thể chấp nhận được, thì bạn cần phải nêu rõ trong đơn xin gia hạn của mình môn hoặc khóa học nào bạn chưa thực hiện được. Để thực hiện việc này, bạn cần phải cung cấp cho Migrationsverket giấy chứng nhận từ trường đại học của mình. Đồng thời, bạn cũng phải nêu chi tiết việc học của bạn đã bị ảnh hưởng như thế nào và tại sao bạn không thể hoàn thành khóa học hay đồ án của bạn.

(Nguồn: Migrationsverket)

Chúc các bạn may mắn!

~ VNS Consulting

Định cư, Đoàn tụ, Quy định, Thụy Điển

Đoàn tụ thành viên gia đình là người trên 18 tuổi- làm thế nào?

Theo quy định của Luật Di trú Thụy Điển, một người định cư dài hạn hoặc có quốc tịch Thụy Điển được quyền xin phép đoàn tụ với các thành viên gia đình là vợ/chồng và con dưới 18 tuổi của mình (xem thêm bài viết của chúng tôi về thời điểm xác định tuổi của người con).

Tuy nhiên, một số trường hợp ngoại lệ (thực tế là rất hiếm hoi), bạn vẫn có thể đoàn tụ với thành viên gia đình mình mà họ không thuộc đối tượng nêu trên.

VNS Consulting xin tóm tắt nội dung quy định này của Cơ quan Di Trú Thụy Điển (Migrationsverket) để các bạn biết đến quyền lợi của mình và người thân trong việc định cư tại Thụy Điển. Cụ thể, như sau:

Điều kiện của bạn là người sống tại Thụy Điển:

  • Có giấy phép cư trú dài hạn hoặc quốc tịch Thụy Điển
  • Đảm bảo đủ yêu cầu đề ra của Migrationsverket về khả năng trang trải, hỗ trợ cho chính bản thân mình, những người đang sống chung với mình và người đang xin Giấy phép đoàn tụ trong thời gian ít nhất 2 năm. Bạn phải cung cấp cho Migrationsverket các tài liệu chứng minh về việc bạn đáp ứng đủ các điều kiện về nhà ở, thu nhập… Cụ thể về mức thu nhập hàng tháng theo quy định của năm 2021, bạn phải đảm bảo mức sau:
    • 5,016 SEK/người lớn
    • 8,287 SEK/đôi vợ chồng, bạn đời sống chung
    • 2,662 SEK/trẻ em từ 6 tuổi trở xuống
    • 3,064 SEK /trẻ em từ 7 tuổi trở lên

Đối tượng được xin đoàn tụ với bạn:

  • Người con của bạn đã trên 18 tuổi
  • Thành viên phụ thuộc khác trong gia đình của bạn

Điều kiện đối với đối tượng xin đoàn tụ:

  • Đã cùng sống ở quê nhà với bạn đến tận thời điểm bạn chuyển sang Thụy Điển sinh sống
  • Người này và bạn phụ thuộc vào nhau về mặt xã hội và tình cảm khi bạn sống ở quê nhà, và do đó bạn khó có thể sống xa nhau.
  • Là người trực tiếp nộp đơn xin Giấy phép cư trú để chuyển đến sống với người thân tại Thụy Điển
  • Đơn xin Giấy phép cư trú đoàn tụ phải nộp càng sớm càng tốt, ngay sau khi thành viên gia đình đã chuyển đến Thụy Điển và được cấp phép cư trú lâu dài

Trên là quy định chung của Migrationsverket về việc đón người thân của bạn là thành viên phụ thuộc (không phải vợ/chồng, con dưới 18 tuổi). Về nguyên tắc chung, nếu bạn đã sống tại Thụy Điển quá lâu mới có giấy phép cư trú vĩnh viễn và xin đoàn tụ với người thân, trường hợp này sẽ không còn cơ sở để Migrationsverkert cấp phép cho người thân của bạn nữa.

Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng thành công trong hồ sơ đoàn tụ dạng đặc biệt này, mà điều đó phụ thuộc chính vào việc bạn có chứng minh được rằng bạn đáp ứng đầy đủ những yêu cầu nêu trên thông qua việc trả lời phỏng vấn của người thân tại Sứ quán/ cơ quan đại diện ngoại giao Thụy Điển tại quê nhà, và việc bạn trả lời các câu hỏi và đưa ra được các giấy tờ chứng minh với Migrationsverket như thế nào. Và việc này, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị ngay từ khi bạn chuẩn bị đặt chân sang Thụy Điển!

Chúc các bạn may mắn và luôn được sống bên cạnh những người thương yêu của mình trên đất nước Thụy Điển này!

Nếu cần sự hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi!

~ VNS Consulting

Thụy Điển, Tin tức

Xin Giấy phép thăm viếng (trên 90 ngày) qua e-service từ 16/3/2021

Từ ngày 16 tháng 3 năm 2021, bạn có thể nộp đơn xin giấy phép du khách thông qua dịch vụ điện tử (e- service) của Cơ quan Di Trú Thụy Điển (Migrationsverket) nếu bạn đang ở tại Thụy Điển hoặc nộp thông qua Đại sứ quán Thụy Điển tại Bangkok.

Nếu bạn ở ngoài Thụy Điển, thì bạn phải nộp đơn theo hình thức thông thường, qua một Đại Sứ Quán hoặc Tổng Lãnh Sự của Thụy Điển tại nước ngoài nơi bạn ở. Lưu ý, các mẫu biểu đăng ký đã được cập nhật, thay đổi so với trước đây.

(Nguồn: Migrationsverket)

– VNS Consulting xin thông báo

Du học, Quy định, Thụy Điển, Tin tức

Tín chỉ học tập- lưu ý đối với Sinh viên ngoài EU khi gia hạn cư trú tại Thụy Điển

Theo luật Di trú của Thụy Điển, sinh viên quốc tế có giấy phép cư trú để theo học các chương trình giáo dục đại học tại Thụy Điển, sau khi tốt nghiệp có thể được phép ở lại để tìm kiếm việc hoặc khởi nghiệp tại Thụy Điển.

Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng dễ dàng như vậy, đặc biệt do những ảnh hưởng bất khả kháng của thời kỳ đại dịch Covid-19 này. Điều này cũng tương tự như trường hợp của sinh viên muốn gia hạn giấy phép cư trú để tiếp tục học chương trình hiện tại của mình.

Mới đây, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Phát thanh Thụy Điển (Sveriges Radio), một sinh viên thạc sĩ đến từ Ấn Độ đã nói về trải nghiệm của mình sau khi nhận được quyết định trục xuất khỏi Thụy Điển do việc tốt nghiệp bị đình trệ bởi hậu quả của đại dịch gây ra. Tuy nhiên, rất may mắn là tuần trước anh ấy đã nhận được phán quyết từ Tòa án Di trú Malmö kết luận rằng sự đình trệ trong học tập bởi nguyên nhân đại dịch chỉ là một gián đoạn nhỏ đối với việc học tập của anh ta và không đủ lý do để dẫn đến việc bị trục xuất.

Gunjan Nagpal là một trong số nhiều sinh viên có ngành học không cho phép thực hiện công việc từ xa, và do đó việc tốt nghiệp đã bị lùi lại đến tận tháng 9 năm 2020. Cơ quan Di trú (Migrationsverket) cho rằng do việc học của anh ấy bị gián đoạn nên không có đủ số lượng tín chỉ cần thiết cho mỗi tuần để được coi là học toàn thời gian (full-time study) và đã ra quyết định không gia hạn giấy phép cư trú cho anh ấy và nhiều người khác cũng chung số phận.

Với phán quyết của Tòa án Di trú Malmö, Gunjan tin rằng sẽ mang lại cho các sinh viên quốc tế khác với hoàn cảnh tương tự một hy vọng. Tuy nhiên, theo ý kiến từ Migrationsverket Nörrköping thì đây chỉ là một trường hợp từ Tòa án Di trú Malmö mà thôi, chưa rõ cấp cao nhất của Tòa án Di trú ở Stockholm sẽ giải thích vấn đề tổng thể này như thế nào.

Vì vậy, chúng tôi mong rằng các sinh viên quốc tế có kế hoạch gia hạn giấy phép cư trú để học tập hoặc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp thì hãy chú ý đến yêu cầu về tín chỉ fulltime của Migrationsverket, tránh rơi vào những trường hợp tương tự như trên. Ngoài việc học tập, các bạn hãy chú ý thực hiện đúng quy định về định cư của Thụy Điển để các kế hoạch tương lai được diễn ra suôn sẻ!

This image has an empty alt attribute; its file name is image.png
(Trên đây là yêu cầu đối với sinh viên ngoài EU khi gia hạn cư trú-
Trang thông tin từ Migrationsverket)

Chi tiết về trường hợp nêu trên, bạn có thể nghe bài phỏng vấn tại đây.

~ VNS Consulting

Định cư, Lao động, Quy định, Thụy Điển

Khi thay đổi công việc trong thời gian đã được cấp phép lao động, bạn phải làm gì?

Giấy phép lao động của bạn chỉ có hiệu lực đúng với người sử dụng lao động và nghề nghiệp cụ thể đã được nêu trong quyết định của Cơ quan Di trú Thụy Điển (Migrationsverket).

VNS Consulting xin tóm tắt quy định của Migrationsverket liên quan đến những trường hợp thay đổi công việc trong thời hạn mà bạn đã được cấp một giấy phép lao động tại Thụy Điển, cụ thể như sau:

1. Trong 24 tháng đầu tiên

Bạn phải nộp hồ sơ xin giấy phép lao động mới khi:

  • Bạn chuyển sang làm việc cho một doanh nghiệp mới.
  • Doanh nghiệp bạn làm việc thay đổi số đăng ký (Organisationsnummer) hoặc thay đổi chủ sở hữu/sáp nhập
  • Nội dung công việc hoặc điều khoản lao động của bạn bị thay đổi. 

Các trường hợp trên, bạn được phép bắt đầu làm việc trước khi nhận được quyết định từ Migrationsverket, với điều kiện là bạn đã nộp đơn trước khi giấy phép trước đó hết hạn.

2. Sau 24 tháng tiếp theo

Bạn phải nộp hồ sơ xin giấy phép lao động mới chỉ khi Công việc mới của bạn thuộc một ngành nghề khác.

Khi bạn đã gửi hồ sơ đăng ký, bạn được phép bắt đầu làm việc trước khi nhận được quyết định từ Migrationsverket, với điều kiện là bạn đã nộp đơn trước khi giấy phép trước đó hết hạn. 

(Điều đó có nghĩa là nếu bạn đã có giấy phép lao động trong 24 tháng và đã được gia hạn thì bạn được phép thay đổi chủ lao động mà không cần xin giấy phép nếu như bạn làm cùng một nghề)

3. Nếu bạn xin thôi việc hoặc bị sa thải

Nếu bạn tự ý bỏ việc hoặc bị sa thải, bạn được phép ở lại Thụy Điển và phải tìm được một công việc mới và nộp hồ sơ xin Giấy phép lao động cho công việc mới này trong vòng 3 tháng kể từ ngày nghỉ việc. 

Ghi chú: việc nộp hồ sơ xin phép lao động trong những trường hợp nêu trên vẫn tuân thủ đúng các quy định đã đề ra về tuyển dụng lao động ngoài Liên minh EU

~ VNS Consulting

Định cư, Quy định

Định cư lao động tại Thụy Điển- nhiều hứa hẹn!

Người nước ngoài không phải là công dân EU muốn làm việc tại Thụy Điển cần phải có giấy phép lao động (work permit) do Cơ quan Di Trú của Thụy Điển (Migrationsverket) cấp.

Giấy phép lao động thường có giá trị 2 năm. Sau đó, nó có thể được gia hạn thêm 2 năm.

Để được cấp giấy phép lao động, trước tiên bạn cần phải có Thư mời làm việc từ một chủ lao động tại Thụy Điển.

Tuy nhiên, một Nhà tuyển dụng muốn thuê người lao động ngoài EU sẽ phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể, ví dụ như: quảng cáo tuyển dụng, trả các loại bảo hiểm cho người lao động, mức lương theo đúng quy định về ngành nghề, công việc …

Bạn sẽ chỉ được phép làm việc đúng với nghề nghiệp và Người sử dụng lao động đã được nêu trong Giấy phép lao động của mình. Tuy nhiên, trong thời gian đã được cấp phép này, bạn vẫn có thể chuyển sang một chủ lao động mới, nhưng phải đáp ứng đúng quy định và thủ tục của Cơ quan Di trú Thụy Điển đề ra. (Bạn có thể đọc thêm chi tiết về nội dung này tại bài viết khác của chúng tôi tại đây)

Ngoài ra, gia đình của bạn (vợ/chồng, bạn đời, con chưa kết hôn dưới 21 tuổi) cũng đương nhiên có quyền được phép cùng bạn sang Thụy Điển sinh sống và học tập, và làm việc. Đặc biệt hơn, người con chưa kết hôn trên 21 tuổi cũng được xem xét cấp giấy phép cư trú, nếu như người này sống phụ thuộc vào tài chính của bạn hoặc người bạn đời của bạn.

Nếu bạn đã có giấy phép cư trú diện lao động và đã làm việc tổng cộng 4 năm trong 7 năm qua, bạn và cả gia đình mình có thể được cấp giấy phép cư trú vĩnh viễn tại Thụy Điển.

Hy vọng đây chính là con đường dành cho bạn và gia đình mình!

~ VNS Consulting

Định cư, Du học, Thụy Điển, Tin tức

Du học Thụy Điển — Cơ hội định cư tuyệt vời!

Theo Điều luật 2019/20: SfU10 Socialförsäkringsutskottets betänkande của Quốc Hội Thụy Điển về việc phê duyệt Đề xuất của Chính Phủ về liên quan đến giấy phép cư trú của sinh viên, nghiên cứu sinh không phải là công dân EU thì kể từ ngày 1/1/2020 những đối tượng này được phép xin gia hạn cư trú tới 12 tháng sau khi tốt nghiệp để tìm việc làm hoặc tự kinh doanh. Các thành viên là vợ chồng, con cái của họ cũng được phép nộp đơn xin cư trú theo diện này. (Chi tiết, xin đọc bài viết khác về nội dung này của chúng tôi tại đây)

Trong suốt thời gian học tập tại Thụy Điển, sinh viên còn được rất nhiều cơ hội và phúc lợi khác như: được phép làm việc không hạn chế thời gian (như một số nước Châu Âu khác); được học tiếng Thụy Điển hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra, từ năm 2019 các sinh viên còn được quyền lợi khám răng miễn phí cho đến năm 23 tuổi.

Trong quá trình học tập cũng như sau khi tốt nghiệp, các sinh viên luôn nhận được sự hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ việc làm của Trường Đại học hoặc Sở Việc làm của Thụy Điển và các tổ chức xúc tiến lao động cho người nước ngoài để có thể tìm kiếm thực tập hoặc việc làm các doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau phù hợp với ngành nghề chuyên môn của mình.

Chính vì vậy, có thể nói đây là con đường vô cùng thuận lợi đối với các gia đình có mong muốn con em mình được học tập trong những ngôi trường Đại học danh tiếng tại Châu Âu và tiến thẳng vào thị trường lao động (với hàng loạt các công ty đa quốc gia lớn như Volvo, Ikea, Skanska, H&M…) hoặc tự làm chủ kinh doanh tại đất nước Bắc Âu tuyệt vời này!

Hãy liên hệ với VNS Consulting để được biết thêm những thông tin cụ thể chi tiết hơn!

1 2
Privacy Settings
We use cookies to enhance your experience while using our website. If you are using our Services via a browser you can restrict, block or remove cookies through your web browser settings. We also use content and scripts from third parties that may use tracking technologies. You can selectively provide your consent below to allow such third party embeds. For complete information about the cookies we use, data we collect and how we process them, please check our Privacy Policy
Youtube
Consent to display content from - Youtube
Vimeo
Consent to display content from - Vimeo
Google Maps
Consent to display content from - Google
Spotify
Consent to display content from - Spotify
Sound Cloud
Consent to display content from - Sound
Messenger